Khi trời lạnh, hanh khô khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm tạo điều kiện cho các bệnh liên quan đến đường hô hấp gia tăng trong đó có đau họng. Đau họng khiến cổ họng khô rát, khó nuốt thậm chí còn sưng – đau, gây khó chịu trong ăn uống và sinh hoạt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơ về nguyên nhân gây đau họng, triệu chứng cùng các dấu hiệu đau họng và cách chữa trị hiệu quả đau họng.
Các nguyên nhân gây đau họng thường gặp
– Do ảnh hưởng bởi virus: Đây là nguyên nhân chủ yếu nhất, xảy ra khi thời tiết thay đổi. Đặc biệt là vào mùa thu và mùa xuân khi các virus và vi khuẩn bùng phát và hoạt động mạnh, gây viem niêm dịch ở vách sau của yết hầu. khó khống chế. Khi bị đau họng do virus viêm hầu người ta thường cảm thấy khó chịu, khô, rát, đau vùng cổ. Nếu nhiệt độ tăng lên virus yếu đi thì triệu chứng đau họng có thể giảm.
– Do viêm amidan, viêm thanh quản: Nguyên nhân chủ yếu do các tác nhân vi sinh vật. Người bị đau họng do nguyên nhân này chủ yếu cảm thấy khó nuốt, khi nuốt thấy đau, ở phụ nữ nếu kèm theo sốt có thể dẫn tới bị viêm hạnh bạch huyết cổ tử cung.
– Do bị nhiễm trùng khi mắc các bệnh về đường hô hấp mãn tính: Khi cơ thể yếu do có sẵn bệnh, các vi khuẩn sẽ nhanh chóng xâm nhập và sinh sôi gây nên trình trạng ho có đờm, khàn giọng và cổ họng sưng tấy.
– Do dị ứng: Đôi khi đau họng là do cơ thể phản ứng với một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như nấm mốc, lông động vật, đặc biệt hay do thời tiết lạnh.
– Ô nhiễm: Khi gặp phải chất kích thích gây ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp như khói thuốc lá, khói xe, khí thải công nghiệp, không khí ngột ngạt, thông khí kém cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp. Nếu tiếp xúc với môi trường ô nhiễm thường xuyên thì sẽ khiến bênh ngày một nặng hơn.
– Không khí khô: Đặc biệt là mùa đông khi độ ẩm không khí thấp hanh khô, mỗi buổi sáng khi thức dậy ta thường thấy cổ họng khô và rát. Cả việc thường xuyên ở trong phòng điều hòa kín cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến đau họng.
Dù là đau họng thông thường hay các trường hợp đau họng có liên quan đến bệnh lý như viêm họng, viêm amindan, viêm đường hô hấp… đều cần được điều trị sớm. Bởi viêm họng nếu không được điều trị sớm sẽ rất dễ chuyển sang viêm phế quản và viêm phổi. Viêm họng, đau họng hay gặp ở những người có thói quen thở bằng miệng, người ngáy ngủ, người có cấu trúc amidan có nhiều lỗ và bề mặt gồ ghề.
Các biện pháp chữa trị đau họng
Để giảm bớt đau họng, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
1. Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng nhiều lần trong ngày bằng nước muối ấm sẽ giảm sưng cổ họng và tiêu đờm. Hơn nữa, nó còn giúp đào thải chất gây kích ứng và vi khuẩn.
Cách làm: Hòa tan nửa muỗng cafe muối trong một cốc nước ấm và súc miệng. Nếu vị mặn khiến bạn khó chịu, hãy cho thêm một lượng nhỏ mật ong vào nước muối. Súc miệng bằng hỗn hợp này sẽ cải thiện đáng kể triệu chứng đau họng.
2. Uống nước ấm
Khi cổ họng của bạn đang bị kích thích hoặc bị viêm, nước ấm sẽ giúp màng nhầy ẩm ướt, chống lại vi khuẩn, các chất kích thích gây dị ứng và các triệu chứng cảm lạnh.
3. Uống trà thảo dược
Khi bị đau họng, bạn có thể uống trà ấm. Trà có tác dụng làm dịu cổ họng bị đâu. Hơn nữa trà thảo dược còn chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tránh nhiễm trùng. Để có hiệu quả cao hơn, bạn có thể cho thêm một ít mật ong vào tách trà.
4. Ăn súp gà
Món súp gà có chứa một hàm lượng cao natri, giúp kháng viêm lại dễ nuốt, dễ chịu cho cổ họng. Vậy nên khi bạn hoặc người thân bị đau họng hãy nấu món súp gà bạn nhé.
5. Dành thời gian nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi là cách tốt nhất giúp bạn chống lại bệnh nhiễm trùng gây ra đau họng. Phần lớn, viêm họng do virus cảm lạnh, dành thời gian nghỉ ngơi giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và chống lại sự thâm nhập của virus gây bệnh. Đây có thể không phải là giải pháp nhanh nhất nhưng lại là cách tốt nhất để chống lại bệnh nhiễm trùng khiến bạn bị đau họng.
Lưu ý giúp phòng ngừa đau họng
Để đề phòng viêm họng, đau họng cần chú ý:
– Vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là sau mỗi bữa ăn.
– Mang khẩu trang khi ra đường, tốt nhất là khẩu trang y tế khi tiếp xúc với môi trường bụi bặm, khói xe, khí thải…
– Giữ vệ sinh môi trường sống của mình, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
– Thời tiết thay đổi nhớ giữ ấm cơ thể. Nhất là trẻ em cần được giữ ấm vùng cổ với áo cổ cao, khăn choàng khi trời lạnh.
– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối, đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng (chất béo, chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất). Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, kiwi… để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc ngậm những loại thuốc trị viêm họng.