Theo dự báo thời tiết, các tỉnh phía Bắc nước ta bắt đầu đón những đợt gió lạnh đầu mùa. Nhiều căn bệnh được cảnh báo sẽ bùng phát, trong đó có viêm họng, viêm amidan. Để các căn bệnh này không tiến triển thành mạn tính, người bệnh cần chủ động phòng tránh amidan

Chị Nguyễn Thị Nhâm – Hải Phòng, bị viêm amidan đã lâu, bệnh đã trở thành mạn tính. Dù chị đã dùng nhiều biện pháp như xông họng, thuốc Đông y, thuốc Nam, Tây y, kháng sinh, thuốc giảm ho nhưng tình trạng bệnh vẫn không khỏi hẳn.

Chị Nhâm đang hy vọng sản phẩm từ cây cúc lục lăng sẽ giúp chị tránh phải dùng đến kháng sinh liều cao

“Cứ vào lúc giao mùa là không sao tránh khỏi những cơn đau họng bộc phát. Hôm nào trời lạnh hay nằm quạt cả đêm là y rằng sáng hôm sau tôi bị viêm họng. Chỉ thấy ho khan, không có đờm, họng cứ ngứa gây ho, ho tức ngực, nhức lên tận óc, đang đêm mất ngủ vì ho. Bác sĩ bảo nếu tình trạng bệnh kéo dài không khỏi thì phải tiêm kháng sinh liều cao.” – Chị Nhâm lo lắng.

Theo PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh – Trưởng bộ môn Tai mũi họng, Đại học Y Hà Nội; Giám Đốc BV Tai Mũi Họng Trung ương, trong y học hiện đại viêm amidan chia làm hai thể cấp và mạn, giữa là bán cấp. Trong thực tế, thể cấp tính và mạn tính nhiều nhất.

Thể cấp: Biểu hiện nhiễm trùng cấp cảm nhận bệnh nhân rõ rệt hơn, sốt, đau họng khi đi khám thấy toàn bộ niêm mạng đỏ chấm mủ.

Thể mãn: Âm ỉ, khó chịu, trên bề mặt có chứa hạt trắng, có mùi hôi. Trên nền mãn có thể bùng phát lên amidan cấp.

Viêm amidan thường xảy nhiều đợt: chia nhiều biến chứng tại chỗ: áp xe, hình thành ổ mủ, nhiễm trùng nặng, có thể nhiễm độc, bệnh nhân không ăn được, nuốt nước bọt đau. Biến chứng viêm tai, viêm mũi xoang.

Biến chứng xa: Từ amidan tác nhân do liên cầu biến chứng xa viêm khớp, viêm tim, ngày xưa người ta hay nói thấp tim là do vi khuẩn ấy ảnh hưởng. Hoặc gây viêm đường hô hấp dưới, viêm phế quản.

Viêm amidan là bệnh lý nhiễm trùng, rất dễ tái phát. Thường lúc giao mùa số lượng viêm nhiễm đường hô hấp trên tăng lên khoảng 10% trong số bệnh nhân khám điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên.

Trong cúc lục lăng có thành phần kháng sinh thực vật có khả năng sát khuẩn tại chỗ, giúp làm lành nhanh các vết sưng viêm tại hầu họng

Chủ động phòng tránh amidan khi thời tiết chuyển mùa

BS. Hoàng Sầm, Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam, nguyên giảng viên chính bộ môn Đông y – Đại học Y dược Thái Nguyên cho biết: “Khi có những triệu chứng ban đầu gây viêm họng như ngứa, rát, nuốt vướng thì nên loại bỏ ngay, bởi lúc này virus khởi nguyên gây viêm amidan đang bắt đầu ‘quấy rối’. Nếu không khắc phục hoặc khắc phục không đúng cách sẽ dẫn đến mãn tính.

Các chuyên gia khuyến cáo nên uống nhiều nước không để khô cổ họng, uống và ăn nhiều loại thực phẩm có chức vitamin C để tăng cường sức đề kháng, không nằm máy lạnh, không uống nước đá lạnh… có thể bổ sung thêm các thảo dược dạng viên ngậm có chứa thành phần bất hoạt virus gây viêm amidan, viêm họng. Hiện nay viên ngậm An Hầu Đan có chứa thành phần này”.

Viên ngậm này có thành phần chính từ cây cúc lục lăng. Cúc lục lăng là một thảo dược quý, chỉ có thể mọc ở độ cao 1.200 – 1.500m so với mặt nước biển và chỉ có ở miền biên viễn Việt Nam như Tả Phìn Hồ (Hà Giang), một số núi cao trên dãy Hoàng Liên Sơn.

Cũng theo BS. Hoàng Sầm, tác dụng chống viêm của nó có giá trị cả ở tình trạng cấp tính và mạn tính. Nếu được sử dụng ngay trong 6h – 12h đầu tiên kể từ khi virus họ Orthomyxoviridae gây viêm họng, viêm amidan thì chất sesquiterpene của cúc lục lăng sẽ ức chế lập tức sự phát triển của virus này, đồng thời giúp giảm viêm nhanh nhờ ức chế hoạt động của Cytokine và Chemokine – các phân tử protein tín hiệu khởi động viêm.

Trong một viên ngậm An Hầu Đan, BS. Hoàng Sầm cho biết có tới 4 thảo dược được điều phối, tận dụng tất cả các lợi thế của mỗi loại. Đó là cúc lục lăng – vị chính – kháng virus đường hô hấp, kháng viêm; sơn đậu căn kháng viêm giảm đau; lược vàng điều hòa miễn dịch và thăng ma kháng khuẩn, chống xuất tiết. Đây là bài thuốc áp dụng cấu trúc Quân, Thần, Tá, Sứ của Y học cổ truyền.

Được biết dù mới sử dụng chế phẩm từ cây cúc lục lăng nhưng chị Nhâm đã khắc phục được các triệu chứng, không còn ngứa họng. “Hôm trước ngậm hôm sau đã đỡ nhiều, không thấy ho nữa, cũng tránh được tình trạng phải tiêm kháng sinh. Hy vọng là gặp thầy gặp thuốc” – Chị Nhâm chia sẻ.

Trích nguồn: https://laodong.vn/suc-khoe/thoi-tiet-chuyen-mua-chu-dong-phong-tranh-amidan-635105.ldo

Theo Lao Động