Thở khò khè không chỉ là triệu chứng sinh lý đơn thuần mà còn là dấu hiệu của các bệnh về hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ như viêm VA và viêm phế quản . Đây cũng là dấu hiệu rất phổ biến nhưng lại hay bị nhầm lẫn dẫn đến việc xác định sai bệnh lý và cách điều trị không phù hợp.

Nguyên nhân gây khò khè do viêm VA và viêm phế quản

VA

VA sưng to làm cản trở đường thở của trẻ tạo nên tiếng khò khè 

Nếu trẻ bị viêm VA kéo dài sẽ gây ra hẹp cửa mũi sau (vì VA nằm ở thành sau mũi) đồng thời khi đó amidan đang bị viêm nhiễm sưng đỏ gây chèn lấp cuống họng, làm cản trở không khí trong cổ họng gây nên sự hỗn loạn bên trong của luồng khí tạo ra những tiếng rít, khò khè không đều gần giống với tiếng ngáy

Viêm phế quản

 Lớp niêm mạc sưng phù khiến đường thở bị tắc nghẽn 

Khi mắc viêm phế quản lớp niêm mạc phế quản sẽ bị sưng phù, đồng thời tiết ra nhiều dịch nhầy làm cho đường thở của bé bị thu hẹp thậm chí tắc nghẽn. Chính điều đó đã gây ra tình trạng thở khò khè

Phân biệt khò khè do viêm VA và viêm phế quản:

Viêm VA

Dấu hiệu đặc trưng trẻ thở khò khè do viêm VA tiếng thở nông, hơi thở có mùi, thường kèm theo đờm dãi, ho dai dẳng, đồng thời có hiện tượng sốt, trẻ có thể bỏ ăn hoặc rất dễ nôn trớ ngay sau khi ăn do Amidan sưng quá phát

Viêm phế quản

Tiếng thở khò khè do viêm phế quản thường mang âm sắc trầm và sâu hơn so với viêm VA. Có thể nghe rõ bằng tai thường khi tiếng thở của bé mạnh. Sẽ nghe như tiếng ran ngáy nếu áp tai vào sát miệng bé để nghe.
Khi tình trạng khò khè đã nặng hơn, trẻ có thể bị khó thở. Nếu gắng sức, lồng ngực của trẻ sẽ bị lõm do co rút. .Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện ra tiếng thở khò khè khi áp tai nghe vào ngực và phổi của bé

Lưu ý, một khi bệnh chưa được xác định chính xác, không nên tự ý dùng thuốc long đờm, giảm ho hay kháng sinh để cắt triệu chứng cho trẻ vì điều trị không đúng cách khiến bệnh không được khắc phục tận gốc, dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính và biến chứng nguy hiểm khó tiên lượng.