Dù viêm VA chỉ xảy ra cho trẻ từ 6 tháng đến 7 tuổi nhưng do nhiều mẹ không hiểu tường tận về bệnh để đồng hành cùng con, dẫn tới những biến chứng và hậu quả không mong đợi, kéo dài suốt cả quãng đời của trẻ.
Khi bị viêm VA, dù ít, dù nhiều, trẻ em đều bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi viêm VA với những biểu hiện nhẹ, hầu hết các bà mẹ đều chủ quan vì thấy con mình vẫn ăn uống, chơi, ngủ bình thường như các trẻ khác. Một chút nghẹt mũi, sụt sịt hay sốt nhẹ là chuyện… “thường ngày ở huyện” nên nhiều người dễ bỏ qua giai đoạn đầu có thể điều trị viêm VA bằng thảo dược. Đến khi bị bội nhiễm vi khuẩn, phải dùng kháng sinh, bé sẽ bị mệt mỏi, ốm yếu. Nếu tự ý dùng kháng sinh, tình trạng kháng kháng sinh có thể sẽ xảy ra.
Nếu chuyển sang viêm VA mạn tính (VA quá phát), trẻ thường xuyên bị nghẹt mũi và chảy mũi mạn tính. Nước mũi đặc, có mủ và chảy ra suốt ngày. Nếu VA bị viêm bởi loại trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa) thì nhầy mũi còn có màu xanh.
Nghẹt mũi trong viêm VA mạn tính thường kéo dài cả ngày lẫn đêm làm cho trẻ khó thở, phải thở bằng miệng. Kèm theo đó, trẻ ngủ ngáy to và thỉnh thoảng có cơn ngưng thở rất nguy hiểm.
Chưa hết, VA bị viêm sưng tấy, khiến bé khó thở, từ đó làm cho não bộ thiếu dưỡng khí. Trẻ khó thở và phải thở bằng đường miệng khi ngủ sẽ làm biến dạng một số bộ phận như răng bị vẩu, mọc lệch, môi trên bị kéo xệch lên, môi dưới thõng xuống…Tiếc là khi trẻ bị như vậy trong một thời gian dài, ít ai phát hiện ra cho đến khi khuôn mặt trẻ đã bị định hình, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ.
Khi bị viêm VA, trẻ cũng có thể bị biến chứng thành một số bệnh khác nặng hơn, nguy hiểm hơn. Đó là viêm phế quản hoặc viêm phổi, viêm tai giữa cấp, viêm mũi xoang…
Vì vậy, các bà mẹ cần hết sức cảnh giác khi trẻ có những triệu chứng viêm VA, dù là nhẹ nhất, để con bạn không phải đối mặt với các biến chứng cũng như phải sử dụng thuốc kháng sinh.
Chăm sóc trẻ bị viêm VA bằng An Hầu Đan Kids
Theo một chuyên gia chuyên khoa nhi, các bà mẹ không tự làm bác sĩ, mà hãy đưa trẻ đi khám bệnh, tốt nhất là khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc cho trẻ khám chuyên khoa nhi. Đặc biệt không nên tự cho trẻ uống kháng sinh theo lời mách của bạn bè, người thân.
Chuyên gia này chia sẻ: “Nếu hiểu về bệnh viêm VA, viêm Amidan, bạn có thể dùng Đông và Tây y một cách khéo léo, uyển chuyển. Khi trẻ mới chớm bị viêm VA, bạn có thể dùng siro ho để làm giảm các triệu chứng ban đầu của bệnh. Khoa học hiện nay rất hiện đại, các nhà dược học lâm sàng đã chế ra nhiều siro ho từ thảo dược, được chiết xuất, loại bỏ tạp chất. Bạn có thể sử dụng cho trẻ, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, không bị tái phát”.
An Hầu Đan Kids chính là sản phẩm như vậy. An Hầu Đan Kids chứa nhiều thảo dược quý hiếm như cúc lục lăng, thăng ma, sơn đậu căn… Đặc biệt cúc lục lăngcó chứa tới 39 thành phần có khả năng bất hoạt virus, vi khuẩn gây viêm VA ở trẻ em và viêm Amidan hốc mủ, cấp và mãn tính.
Toàn bộ thành phần tạo nên An Hầu Đan Kids đều là thảo dược trồng ở khu dược liệu Tả Phìn Hồ tại vùng núi cao Hà Giang. Đây là nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, không khí phù hợp cho ra dược liệu có thành phần tốt nhất.
Cơ chế của An Hầu Đan Kids là hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm họng, viêm Amidan như ho, sưng đau họng dựa theo cơ chế xâm lấn tối thiểu của nguyên lý Đông y: tăng cường – củng cố – duy trì giúp hạn chế tái phát, tăng cường hệ miễn dịch.
Trích nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/suc-khoe/chu-quan-khi-viem-va-con-linh-hau-qua-165417?