Giai đoạn chuyển mùa là lúc thời tiết thay đổi nhanh và thất thường làm cho cơ thể chúng ta chưa thích ứng kịp dẫn đến tình trạng giảm sức đề kháng rất dễ bị các yếu tố tác nhân từ bên ngoài tấn công vào cơ thể gây các bệnh về đường hô hấp. Có rất nhiều bạn đọc đã chia sẻ với chúng tôi rằng họ thấy các bệnh này gần như có triệu chứng giống nhau?. Các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ thông tin về bệnh nhé.

Vậy đâu là hệ hô hấp trên?

Hệ hô hấp trên là những cơ quan đầu tiên tiếp nhận không khí của hệ hô hấp nên rất dễ bị các tác nhân như virus, vi khuẩn và nấm tấn công gây bệnh. Hô hấp trên bao gồm các bộ phận ( tính từ trên nắp Thanh quản ) : Mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản.

Nhiệm vụ: Lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm  và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Đường hô hấp trên giúp ngăn chặn các vật lạ đi vào đường hô hấp dưới bằng phản xạ ho để đẩy vật lạ ra ngoài. Đồng thời, hệ thống lông ở mũi lọc lại các hạt bụi đi vào đường thở; làm ấm, làm ẩm luồng khí đi vào phổi nhờ vào các mạch máu dày đặc xung quanh đường hô hấp trên.

                                                                                               Hình ảnh giải phẫu đường hô hấp trên.

Triệu chứng.                                               

Các triệu chứng cơ bản của bệnh nhân đều có biểu hiện gần giống nhau  nhau tuy nhiên mỗi bệnh đều có một cách nhận biết khác: khó thở, thở khò khè, sốt nhẹ, sốt vừa hoặc sốt cao theo từng cơn, ho và chảy mũi, cơ thể mệt mỏi, kén ăn. Trong đó người mệt mỏi, sốt rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh cảm cúm.

Ai là người dễ mắc?.quá trình lây lan bệnh đường hô hấp trên như thế nào?

Những đối tượng dễ mắc bệnh đó là: Trẻ em khi các bộ phận trên cơ thể chưa phát triển hết, người cao tuổi có sức đề kháng kém, người mắc các bệnh liên quan như viêm tai giữa,… người trước đó đã bị mắc bệnh viêm họng thì rất hay tái lại,…

Những yếu tố và con đường lây lan bệnh đó là:

Virus, vi khuẩn tấn công vùng tai, vùng xoang, vùng họng gây viêm amidan. Sau khi gây bệnh amidan virus vi khuẩn tiếp tục tấn công vào phế quản, và phổi gây viêm. Ngoài ra chúng còn tấn công vào máu gây nhiễm trùng máu.

 

Hình ảnh : Quá trình lây bệnh đường hô hấp trên.

Biện pháp phòng tránh:

Tùy theo nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ mà có biện pháp phòng tránh khác nhau.Trong chứng bệnh này, biện pháp dự phòng được đặt lên hàng đầu để ứng phó, vì đây là một bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp nên phải:

– Luôn luôn vệ sinh răng miệng, tai, mũi  tránh nhiễm khuẩn lây lan.

–  Giữ đôi bàn tay luôn sạch sẽ (rửa tay bằng xà phòng) trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh sẽ loại trừ virus khỏi bàn tay. Do đó virus không có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp .

– Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân, đeo khẩu trang cách ly với mầm bệnh.

Luôn đeo khẩu trang để ngăn chặn bệnh đường hô hấp trên.

– Tránh làm việc, học tập trong môi trường nhiệt độ quá cao quá lạnh, Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, mưa …

– Tiêm phòng bệnh cúm đặc biệt cho trẻ em, người chuẩn bị mang thai, người có sức đề kháng kém…

– Khi đã bị viêm họng cần điều trị dứt điểm bệnh, tránh để bệnh chuyển sang mãn tính.

– Cần có các biện pháp bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường bụi bẩn ôi nhiễm.

-Cần có các biện pháp dân gian hay dùng các thảo dược để phòng bệnh vào mùa lạnh tránh được nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp trên.

Hiểu được cấu tạo hệ hô trên quá trình lây nhiễm bệnh để phân biệt giữa các tác nhân gây bệnh từ đó lựa chọn cho mình một hướng điều  phù hợp nhất. Hãy thực hiện  những cách dự phòng, tuy đơn giản nhưng lại giúp ta phòng tránh tốt với những bệnh thuộc về hệ hô hấp trên. Để bảo vệ sức khỏe bạn và gia đình hãy giữ lại kiến thức này để đảm bảo không bị nhiễm bệnh nhé.