Bệnh viêm phế quản phổi là một căn bệnh hô hấp nguy hiểm thường gặp ở bất cứ đối tượng nào, đặc biệt trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, bệnh sẽ dẫn tới bệnh viêm phế quản mãn tính hoặc các rối loạn phổi. Để “dập tắt” ngay căn bệnh này từ lúc mới mắc, bạn có thể tham khảo những cách chữa viêm phế quản phổi trong bài viết dưới đây.
1. Bệnh viêm phế quản phổi là gì?
Viêm phế quản phổi là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến ở mọi đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em và những người có sức đề kháng kém. Bệnh có thể tái phát nhiều lần nếu để kéo dài bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính của viêm phế quản. Bệnh này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống cũng như kinh tế của bệnh nhân và gia đình.
2. Dấu hiệu và triệu chứng viêm phế quản phổi
Người bị viêm phế quản phổi thường trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát.
– Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này có hai dạng triệu chứng chính.
+ Khởi phát từ từ: Các triệu chứng bệnh thường không rõ rệt nên khó phát hiện và bị nhầm với các bệnh viêm đường hô hấp khác. Người bệnh ở giai đoạn này thưởng có các biểu hiện như: sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi, ngạt mũi.
+ Khởi phát đột ngột: Các triệu chứng của bệnh trở nên rõ nét hơn. Người bệnh thường đi khám do các biểu hiện: sốt cao, khó thở, tím tái. Bên cạnh đó, còn có thể có 1 số biểu hiện rối loạn tiêu hóa như chán ăn, nôn, tiêu chảy…
– Giai đoạn toàn phát: Người bệnh sốt rất cao, có thể lên tới 40°C, ít đáp ứng với thuốc hạ sốt, có thể li bì, co giật thậm chí hôn mê nếu không được hạ sốt kịp thời.
Ngoài ra, người bệnh có những biểu hiện như ho dữ dội và liên tiếp, ho co thắt, có thể xuất tiết đờm, chảy mũi đặc và vàng.
3. Cách chữa viêm phế quản phổi không dùng thuốc
* Chữa viêm phế quản phổi bằng thói quen hàng ngày
– Uống nhiều nước: Mỗi ngày, bạn nên uống khoảng 8-10 cốc (tương ứng 250ml từ 1-2 giờ) sẽ giúp loãng đờm, tránh tình trạng tắc nghẽn và sung huyết. Bạn có thể dùng nước lọc hoặc nước chanh ấm pha chút mật ong hàng ngày rất có lợi cho cổ họng bạn khi ho quá mức.
Chú ý: Tuyệt đối không nên uống rượu hoặc caffeine sẽ làm kích thích niêm mạc phế quản gây ho nhiều hơn.
– Sử dụng nước muối loãng súc họng để giảm những triệu chứng ở đường hô hấp, làm giảm dịu nghẹt mũi, làm dịu cổ họng. Có thể dùng nước muối loãng tự pha hoặc dùng nước muối sinh lý mua ở hiệu thuốc.
– Sử dụng máy tạo ẩm, viêm phế quản phổi chủ yếu sẽ gặp nhiều hơn vào mùa hanh khô và lạnh. Vì vậy việc duy trì độ ẩm là vô cùng quan trọng và hữu ích cho người bệnh. Sử dụng máy duy trì độ ẩm giúp điều hòa hơi thở và làm thông thoáng đường hô hấp. Nếu không có máy tạo độ ẩm thì có thể xông hơi mỗi ngày 30 phút. Có tác dụng thư giãn tinh thần lưu thông khí huyết, giãn phế quản, rất tốt cho phổi.
– Chế độ nghỉ ngơi và tập luyện hợp lí: Các bác sĩ chuyên khoa hô hấp cho biết, ngủ đầy đủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì chức năng miễn dịch mạnh mẽ. Còn nếu không nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể bạn sẽ không thể chống lại những virus gây viêm phế quản.
Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên tập luyện các động tác bụng để tăng lượng khí đi vào phổi. Vì khi mắc bệnh này người bệnh sẽ luôn cảm thấy khó thở, tức ngực, hít thở không thông.
– Cải thiện môi trường sống: Làm sạch môi trường sống, tránh khỏi bụi, khí độc. Không chỉ vậy, bạn nên sử dụng các loại máy tạo ẩm để làm lỏng – loãng chất nhầy trong đường thở.
* Chữa viêm phế quản phổi bằng những bài thuốc dân gian
– Bài thuốc nam chữa viêm phế quản phổi bằng tỏi
Trong đời sống, tỏi được ví như thần dược với nhiều chức năng khác nhau. Không chỉ là một gia vị góp phần tạo nên món ăn ngon mà tỏi còn là một trong những vị thuốc quý được ông cha ta sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Viêm phế quản phổi cũng là một trong những căn bệnh được các thầy thuốc Y học cổ truyền dùng tỏi để điều trị. Do đó, không lí do gì để bạn không thử những bài thuốc từ tỏi trong điều trị bệnh viêm phế quản phổi.
Bài 1: Nguyên liệu gồm 500g tỏi, giấm ăn 500g và 200g đường đỏ. Tỏi bóc vỏ, tẽ nhánh rồi cho cùng giấm, đường đỏ vào lọ thủy tinh và đậy kín. Sau 15 ngày ngâm là có thể dùng được. Bạn nên uống 3 lần/ngày, mỗi lần 15- 20ml, lúc này mùi hăng của tỏi đã bớt đi và bạn có thể ăn nó.
Bài 2: Với bài này, tỏi cần được bóc sạch vỏ, đem giã nát rồi lấy một nhúm lớn đắp lên huyệt dũng tuyền dưới gan bàn chân, sau đó dùng băng vải buộc lại. Làm trước khi đi ngủ và rửa sạch chân vào sáng hôm sau. Kiên trì trong thời gian dài và liên tục sẽ giúp người bệnh trị ho, viêm phổi hiệu quả.
– Chữa viêm phế quản phổi bằng ô mai ngâm đường
Ô mai không chỉ là một món ăn vặt được nhiều người ưa thích, mà nó còn rất hiêụ quả cho những ai đang bị viêm phế quản phổi hành hạ.
Cách làm: Ô mai rửa thật sạch với nước rồi phơi dưới nắng cho quả teo lại một chút. Sau đó chuẩn bị một cái bình thủy tinh, cứ xếp một lớp ô mai thêm một lớp đường trắng ở trên cho đến khi hết nguyên liệu. Bạn đậy nắp thật chặt để nơi râm mát, chờ khoảng 3 đến 4 ngày cho đường trong lọ chảy ra thì có thể mang ra sử dụng. Mỗi ngày chỉ cần uống 3 lần (có thể ăn cả quả tùy thích) cho đến khi khỏi bệnh thì thôi.
– Món ăn từ củ cải giúp trị bệnh viêm phế quản phổi
Củ cải có tên thuốc là la bạc tử hay la phục tử, la bặc tử… Trong Đông y, củ cải có vị cay ngọt, tính bình. Có tác dụng đưa hơi xuống (giáng khí), trừ đờm, tiêu thực (giúp tiêu hóa). Củ cải phơi khô có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, lưu thông hơi ở phổi, kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hòa đàm, hóa tích khoan trung, sinh tân giải độc.
Cách làm củ cải chữa viêm phế quản cực kỳ đơn giản như sau: Lấy 500g củ cải tươi rửa sạch giã nhuyễn, vắt lấy nước hòa với 500g mật ong, dùng uống hàng ngày, mỗi ngày uống 2 lần. Đặc biệt về mùa lạnh rất dễ bị ho, các bạn nên chuẩn bị sẵn một bình để khi cần để có thể dùng luôn.
Những bài thuốc chữa viêm phế quản phổi từ nguyên liệu tự nhiên này rất dễ làm, lại hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng để điều trị bệnh cho bản thân và những người xung quanh.