Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, có tới 76% bác sĩ kê đơn kháng sinh không phù hợp. Hệ quả hiện nay đã có hơn 30% trẻ em nhập viện rơi vào tình trạng kháng thuốc chính vì thói quen lạm dụng kháng sinh trong kê đơn và điều trị bệnh. Nhất là các bệnh liên quan đến hô hấp như viêm VA, amidan, viêm họng. Xa hơn nữa Việt Nam đã và đang đứng trong top những nước đứng đầu danh sách có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới

Tỷ lệ mua kháng sinh không cần đơn thuốc

Tình trạng nhờn thuốc gia tăng báo động

Trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 3.000 – 4.000 bệnh nhi, đa phần là bệnh nhi đang ở mức độ rất nặng và được chuyển từ nhiều bệnh viện tuyến dưới lên, do đó tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện ở mức cao, kéo theo tình trạng kháng thuốc cao. Điều đáng nói ở đây là trong số hàng nghìn bệnh nhi thì có tới 30% đã rơi vào tình trạng kháng thuốc. Trong đó phần lớn là các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm VA, amidan, viêm họng.

Quá trình kháng thuốc kháng sinh

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do sử dụng kháng sinh bừa bãi, tùy tiện. Nhiều bậc cha mẹ mới thấy con chớm ho, sốt, chảy nước mũi…do viêm VA, amidan đã tự ý mua kháng sinh về cho con sử dụng. Hậu quả là vi khuẩn quen dần với kháng sinh, làm vi khuẩn có sức đề kháng với kháng sinh.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác nữa là do sự tiếp xúc giữa những người bị nhiễm trùng (nhiễm trùng chéo) dẫn đến tình trạng là có những người bị đề kháng với những kháng sinh mà mình chưa dùng bao giờ, gọi là đề kháng chéo.

Kháng sinh đầu hàng vi khuẩn-chuyện thật như đùa

Hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh hiện nay đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh với số lượng vi khuẩn kháng thuốc và mức độ kháng ngày càng gia tăng.

Tỷ lệ kháng với kháng sinh nhóm carbapenem, nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay đã lên đến 50-60%. Trong khi nhiều quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 có hiệu quả thì Việt Nam đã phải sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4. Có những bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn đã kháng thuốc, đến mức, các bác sĩ cho dùng loại kháng sinh thế hệ mới nhất cũng không hiệu quả, phải kết hợp với nhiều kháng sinh khác. Đáng lo ngại hơn, đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại kháng sinh, phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.

Hiện nay có nhiều vi khuẩn kháng kháng sinh, trong đó đặc biệt là vi khuẩn E.coli kháng kháng sinh Carbapenem – một loại kháng sinh được coi là vũ khí cuối cùng để điều trị.

Kháng sinh không còn tác dụng điều trị đối với 1 số loại vi khuẩn

Tại Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh đang tăng cao và đã có trường hợp mắc vi khuẩn đa kháng, kháng mở rộng, toàn kháng. Lúc đó, các bác sĩ không còn kháng sinh điều trị, chỉ hy vọng vào sức đề kháng của bệnh nhân có chống đỡ được với loại vi khuẩn này.

Giải pháp hạn chế kháng kháng sinh

Nếu tiếp tục sử dụng kháng sinh bừa bãi sẽ có hậu quả khôn lường

Kháng sinh giống như con dao 2 lưỡi mà lưỡi nào cũng sắc, để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ :

  • Chỉ dùng kháng sinh điều trị khi chắc chắn nhiễm khuẩn, không dùng bao vây.
  • Chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ trong mọi trường hợp có thể, ưu tiên kháng sinh phổ hẹp, đặc hiệu.
  • Dùng kháng sinh đúng liều lượng, đủ về thời gian và phối hợp kháng sinh hợp lý.
  • Tuân thủ các biện pháp khử khuẩn và vô khuẩn, tránh lan truyền vi khuẩn đề kháng
  • Thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế: Tất cả các thuốc kháng sinh phải được kê và bán theo đơn. Nâng cao sự hiểu biết, nắm vững các nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý đối với bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ và các cán bộ y tế khác.
  • Nghiên cứu tìm ra thuốc kháng sinh mới để chống lại các vi khuẩn đề kháng. Đây là biện pháp khó khăn, vì thực tế trong những năm gần đây mặc dù khoa học phát triển nhưng không nhiều kháng sinh mới ra đời để tăng vũ khí chống lại vi khuẩn.
  • Lựa chọn kháng sinh phù hợp vs độ tuổi và bệnh lý.

Tuân thủ nguyên tắc điều trị và hạn chế lạm dụng kháng sinh sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng kháng thuốc- nguyên nhân có thể khiến 10 triệu người tử vong tính đến năm 2050!!!