Dưới đây là một số bệnh liên quan đến đường hô hấp mà trẻ nhỏ thường mắc trong mùa lạnh và cách phòng tránh.


1. Những bệnh đường hô hấp hay gặp ở trẻ mùa lạnh

Viêm mũi

Viêm mũi là bệnh trẻ thường gặp vào mùa thu, mùa đông. Nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp.

Cách phòng tránh: Giữ ấm khu vực cổ, đầu, mũi; hạn chế ngoáy mũi, xoa mũi khi lạnh, vệ sinh mũi, họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể.

Viêm tiểu phế quản

Tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp vào thời điểm giao mùa đông – xuân chiếm 50% các bệnh trẻ em dưới 5 tuổi hay mắc và 30% ở trẻ từ 5-12 tuổi. Bệnh do vi khuẩn Hemophilus influenzae gây nên thông qua các tác nhân là: ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá, nhà cửa ẩm thấp và cơ địa trẻ yếu hoặc đang mắc cúm, ho gà, sởi.

Cách phòng tránh: Vệ sinh sạch sẽ tai, mũi, họng; súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý; không để trẻ bị lạnh, hạn chế để trẻ tiếp xúc với mầm bệnh. Khi trẻ khó thở, tím tái, suy giảm miễn dịch cần nhập viện điều trị.

Viêm đường hô hấp trên

Là bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa đông do virus Rhino, Corona, Adeno, virus hô hấp hợp bào RSV hoặc liên cầu khuẩn tan nhóm máu A, Haemophilus, influenzae, phế cầu khuẩn gây nên. Biểu hiện ban đầu của trẻ là sốt dưới 38,5 độ viêm thanh quản, xoang, viêm amidan, viêm tai giữa. Nguyên nhân gây bệnh thường là do trẻ ở trong môi trường không sạch, nhiều khói bụi, ẩm thấp, thời tiết lạnh.

Cách phòng tránh: Giữ ấm cho trẻ, không để trẻ ở lâu ngoài trời lạnh; đảm bảo dinh dưỡng cân bằng cho trẻ; tránh yếu tố ô nhiễm, môi trường ẩm thấp, giữ mũi sạch sẽ; vệ sinh khoang miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.

Viêm họng

Viêm họng là tình trạng do vi khuẩn hoặc virus gây nên dẫn đến triệu chứng trẻ bị đau họng khi ăn, ho và thậm chí sổ mũi…

Cách phòng tránh: Giữ ấm cơ thể, vùng họng, mũi; đảm bảo dinh dưỡng; súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý hàng ngày.

Cảm cúm

Khi bị cảm cúm thường dẫn đến tình trạng sốt, đau họng, nghẹt mũi, ho, hắt hơi, gây nhức mỏi toàn thân của trẻ…

Cách phòng tránh: Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, chú ý bổ sung dinh dưỡng, hạ sốt khi bị sốt, vệ sinh khoang miệng thường xuyên.

Trong các bệnh trên thì viêm họng ở trẻ nhỏ mùa lạnh là căn bệnh dễ gặp, kéo dài dai dẳng và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm nhất nên việc phòng – chữa viêm họng cho trẻ khi bước vào mùa lạnh là hết sức quan trọng.


2. Biểu hiện của viêm họng cấp ở trẻ và những biến chứng có thể gặp

Khi bị viêm họng cấm, trẻ thường bị sốt, toàn thân ớn lạnh kèm theo đau rát quanh vùng họng. Có khi gây ra tắc nghẽn cổ họng làm buồn nôn khó chịu khó ăn uống. Bệnh đơn giản tuy nhiên không điều trị sớm và tận gốc có thể diễn tiến thành mãn tính nếu mắc đi tái lại quá nhiều lần trong năm.

Một số di chứng trẻ nhỏ có thể mắc do bị viêm họng như thấp tim, biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan, viêm cầu thận, hay tác động đến khớp, tim và hệ thần kinh.Vì vậy việc phòng tránh cho trẻ nhỏ mắc viêm họng là cần thiết đặc biệt trong mùa lạnh. Mùa mà trẻ dễ bị viêm họng do cơ địa và sức đề kháng còn yếu.


3. Cách phòng tránh viêm họng cho trẻ và mùa lạnh

Để phòng tránh viêm họng cho trẻ trong mùa lạnh hiệu quả nhất thì cần phải giữ ấm cơ địa, cơ thể trẻ trong tất cả mọi hoạt động. Khi cho trẻ ra ngoài hay ở trong nhà luôn giữ thân nhiệt ổn định cho trẻ. Đeo găng tay, khẩu trang, quàng khăn khi cho trẻ ra ngoài và không nên để trẻ tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh.

Thời tiết lạnh, mưa ẩm là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại virus, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ do đó giảm bớt tối đa các tác nhân là cách phòng bệnh từ xa hiệu quả.

Ngoài ra hạn chế trẻ nhỏ ăn các đồ nguội, lạnh cũng như quá cây nóng trong thời gian này, không cho trẻ nhỏ sử dụng chất kích thích, rượu bia và tránh xa môi trường bụi bẩn ô nhiễm hay khói thuốc độc hại.

Cung cấp thêm chất dinh dưỡng và những chất quan trọng cho cơ thể để tăng cường sức khỏe cho bé. Tập cho trẻ nhỏ thói quan vệ sinh răng miệng hàng ngày và sau các bữa ăn.

Nếu trẻ nhỏ không may bị viêm họng cần nắm rõ nguyên nhân mắc bệnh hoặc đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và hướng điều trị viêm họng. Không nên chủ quan và tự ý dùng thuốc nhất là kháng sinh vì nó có thể để lại hậu quả cho bé về sau.