Ho là 1 phản xạ có lợi của cơ thể, xảy ra đột ngột và lặp đi lặp lại nhằm làm sạch đường thở khỏi bị ứ đọng các chất dịch tiết, chất kích thích, vật lạ, vi khuẩn…. Đây là một triệu chứng của nhóm bệnh liên quan đến đường hô hấp. Thông qua những tiếng ho này mẹ cũng có thể phân biệt và phát hiện ra bé đang mắc phải bệnh gì.Từ đó có hướng khắc phục

phù hợp cho trẻ.

Ho về đêm

 Ho vào ban đêm khiến trẻ ngủ không ngon giấc, dễ quấy khóc

Nhiều bé không ho vào ban ngày vì thời điểm này bé đang ở tư thế vận động, các chất nhầy tiết thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Nhưng ban đêm, khi ngủ, các chất nhày ứ đọng ở cổ, hoặc từ mũi chảy xuống cổ gây kích thích ho. Chính đờm nhớt sẽ làm bé nghẹt thở, khó chịu không ngủ được và quấy khóc suốt đêm. Bé có thể đau bụng, ho đỏ mặt và, các cơ ở bụng co lại, đẩy cơ hoành lên, tống đờm ra khỏi cổ. Đây là dấu hiệu rất thường gặp ở trẻ mắc các bệnh đường hô hấp trên như viêm amidan, viêm họng, viêm mũi…

Ho và sốt

Ho kèm sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ bị viêm amidan

Ho, sốt nhẹ kèm sổ mũi là những dấu hiệu thường gặp của viêm amidan, viêm họng. Khi amidan sưng to, đỏ kèm sốt khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và thường quấy khóc.

Tuy nhiên ho và sốt từ 39oC,kèm các dấu hiệu như thở nhanh, và yếu có thể bé đang bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp dưới, điển hình là viêm phổi. Trong trường hợp này, cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Ho kèm khò khè

Đây là dấu hiệu điển hình của viêm amidan quá phát. Amidan sưng to chặthở khiến trẻ không thở được bằng mũi như bình thường mà phải há miệng thở. Làm trẻ ngủ không ngon giấc, hay bị gật mình và quấy khóc trong đêm.

Ho kèm ói

Trẻ em thường ho nhiều tới mức kích thích phản xạ hầu họng, gây ói. Tương tự, một trẻ ho do cảm cúm, hay do cơn hen có thể ói do nhiều đàm ứ đọng trong dạ dày. Thông thường, tình trạng này không đáng lo ngại, trừ khi trẻ ho, ói không ngừng.

Ho kéo dài

Viêm đường hô hấp dưới gây ho kéo dài ở trẻ

Ho cảm cúm có thể kéo dài vài tuần, khi trẻ có những đợt cảm cúm liên tiếp nhau. Hen, dị ứng, viêm xoang mãn tính, viêm phế quản mãn tính có thể gây ho kéo dài. Ho trên 3 tuần là vấn đề cần đưa trẻ đi khám.

Ho sặc sụa, tím tái

Trẻ đang ăn, uống, hay đang chơi trò chơi nhỏ bỗng dưng ho sặc lên, mặt đỏ gay hoặc tím tái… Đó là những dấu hiệu trẻ hít sặc vật lạ, vật lạ có khả năng chui vào đường thở và gây nguy hiểm cho trẻ. Các bà mẹ cần đưa trẻ đến sở y tế gần nhất để được hướng dẫn cách giải quyết

Ho “ông ổng như chó sủa”

Ho ông ổng do phù nề đường hô hấp trên. Viêm thanh quản sẽ có kiểu ho này do phù nề thanh khí quản. Viêm thanh quản thường là bệnh do nhiễm vi rút, đôi khi do dị ứng hay do thay đổi nhiệt độ vào ban đêm. Trẻ nhỏ, khí quản của nhỏ có thể gây khó thở khi phù. Trẻ dưới 3 tuổi khi bị viêm thanh khí quản sẽ bị nặng do đường dẫn khí khá hẹp. Tiếng ho có thể bắt đầu đột ngột vào ban đêm, trẻ có thể có tiếng rít, tiếng thở ồn ào khi trẻ thở vào.

Ho gà

Ho gà gây ra do vi khuẩn Bordetella pertussis. Trẻ ho gà thường ho thành cơn dài, ho liên tục, ho rồi lại ho, đến nỗi trẻ quên thở, và kết thúc cơn ho bằng một cái hít sâu tạo ra tiếng “ót” giống con gà kêu nên gọi là ho gà.
Trẻ thường sổ mũi, hắt hơi, sốt nhẹ. Mặc dù ho gà có thể có ở bất kỳ lứa tuổi nào, hầu hết xảy ra ở trẻ bé hơn 1 tuổi, đặc biệt ở trẻ chưa được tiêm chủng.
Các bà mẹ cần chú ý lịch tiêm chủng của trẻ để nhớ đưa trẻ đi chích, và việc mẹ nhớ các bệnh bé đã được chích ngừa cũng góp phần giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh sớm hơn. Ho gà được chích ngừa chung với bệnh bạch hầu và uốn ván và được chích vào lúc 2 – 3 – 4 tháng tuổi.