Họng là cửa ngõ quan trọng của cơ thể, giao thoa giữa đường ăn và đường thở. Niêm mạc họng rất nhạy cảm nhạy cảm nên cổ họng rất dễ bị viêm nhiễm bởi các yếu tố bên ngoài
Nhất là trong thời điểm giao mùa như hiện nay, khí hậu lúc nóng lúc lạnh khiến cơ thể không kịp thích nghi rất dễ mắc viêm họng cấp. Nếu không khắc phục kịp thời, viêm họng cấp khi giao mùa sẽ chuyển thành mạn tính, thậm chí gây biến chứng.
1. Nguyên nhân gây viêm họng cấp khi giao mùa
Viêm họng cấp được xếp vào bệnh phổ biến nhất liên quan đến nhóm bệnh đường hô hấp trên. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp hơn ở trẻ nhỏ.
Viêm họng cấp khi giao mùa là tình trạng viêm niêm mạc họng xảy ra một cách đột ngột, chủ yếu là do virus (virut cúm, virut sởi, virut Adeno), vi khuẩn (vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu, hemophillus influenzae ), hoặc do một số tác nhân bên ngoài.
Thời điểm giao mùa thời tiết nóng ẩm, thay đổi liên tục là điều kiện thuận lợi cho nhóm virus, vi khuẩn này sinh sôi, phát triển gây bệnh.
2. Những triệu chứng viêm họng cấp khi giao mùa:
Vùng họng sưng đỏ:
Đây được xem là dấu hiệu khởi phát của viêm họng cấp khi giao mùa, rất đặc trưng và đa phần ai cũng gặp phải. Nếu viêm họng là do virus gây ra tại vị trí cổ họng bị sưng đỏ, trong niêm mạc họng có chiết xuất tiết trong, xuất huyết thành sau họng. Kèm theo những triệu chứng phổ biến như chảy nước mũi, ngạt mũi.
Còn nếu trường hợp là do vi khuẩn gây ra trên niêm mạc họng xuất hiện thêm các nốt mủ trắng nhỏ.
Sốt cao đột ngột
Họng sưng đau dẫn đến cơ thể mệt mỏi, uể oải, đầu đau nhức. Trẻ nhỏ thường hay quấy khóc, biếng ăn kèm theo sốt cao trên 39 độ C
Có thể có nghẹt mũi, chảy mũi nước và ho. Ho liên tục dễ dẫn đến giọng khàn hoặc mất tiếng, gây khó khăn trong giao tiếp.
Nuốt vướng
Giai đoạn đầu khi họng sưng viêm người bệnh có cảm giác khô nóng trong họng, khát nước. Khi ăn uống hoặc đơn giản là nuốt nước bọt bình thường cũng có cảm giác vướng, đau rát. Nếu chỗ viêm lan rộng, mỗi khi nuốt hay ho người bệnh còn cảm thấy nhói lên tận phía tai.
Bệnh viêm họng cấp thường diễn ra trong vòng 3 – 4 ngày, nếu sức đề kháng tốt hoặc được điều trị đúng, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Tuy nhiên nếu chủ quan không điều trị bệnh dai dẳng và có nguy cơ chuyển sang mãn tính.
3. Nguyên tắc phòng bệnh và khắc phục hiệu quả
Chủ động phòng ngừa viêm họng cấp khi giao mùa là việc làm hết sức cần thiết bằng những biện pháp đơn giản như:
Vệ sinh răng miệng thường xuyên sau khi mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Súc họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để sát khuẩn, loại bỏ các vụ thức ăn thừa và các ổ vi khuẩn bám xung quanh khoang miệng.
Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh bụi.
Vệ sinh phòng ngủ, giường chiếu sạch sẽ, thoáng át để vi khuẩn không có nơi trú ngụ.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Đối với trẻ em cần vệ sinh đồ chơi của bé hàng ngày, không để bé cho tay vào miệng.
Khi gặp những dấu hiệu trên nên chủ động tìm hiểu và đi thăm khám. Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.
Trường hợp do virus thường chỉ sau 4-5 ngày là bệnh tự khỏi mà không phải dùng thuốc kháng sinh. Chủ yếu điều trị các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Nếu bệnh nhân ho, sốt thì dùng thuốc hạ sốt, giảm ho tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng.
Người bệnh cần súc miệng thường xuyên bằng nước súc miệng diệt khuẩn, nâng cao thể trạng bằng dinh dưỡng hợp lý… bệnh sẽ lui nhanh chóng.
Trường hợp do vi khuẩn nên uống thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tự ý uống thuốc không theo liều lượng, rất dễ gây ra trường hợp nhờn thuốc.
Còn đối với những trường hợp do cả virus và vi khuẩn gây nên có thể tìm thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên có khả năng kháng virus và vi khuẩn, giúp loại bỏ nguyên nhân gây bệnh nhanh chóng.
Để hạn chế những rủi ro nguy hiểm của bệnh viêm họng do giao mùa gây ra người bệnh nên tích cực điều trị bệnh ngay từ đầu. Tránh để bệnh kéo dài dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Nếu gặp phải những triệu chứng bất thường nên đi khám và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày nhiều hơn. Hạn chế thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích. Tránh xa môi trường khói bụi, ô nhiễm và thay đổi thói quen ăn uống không tốt, tập thể dục để nâng cao sức đề kháng chống chọi với tác nhân gây bệnh.