Hiện tại, chúng ta có khoảng hơn 100 loại kháng sinh. Nhưng đã có vi khuẩn kháng được tất cả các loại thuốc hiện có.
Novartis (Thụy Sĩ), một trong những hãng dược phẩm lớn nhất hành tinh, tuần trước vừa tuyên bố rút khỏi công cuộc nghiên cứu kháng sinh và thuốc chống virus mới. Đáng chú ý hơn, động thái này nằm trong một xu hướng chung: Trước đó 4 công ty dược phẩm lớn khác là AstraZeneca (Anh), Sanofi (Pháp), Eli Lilly (Mỹ) và Allergan (Ireland) cũng đã dừng nghiên cứu kháng sinh vì mảng này không đem lại lợi nhuận

1.Dự án sản xuất kháng sinh đang ngày càng bị thu hẹp

Những dự án sản xuất kháng sinh đang ngày càng bị thu hẹp lại

Theo cảnh báo của các nhà khoa học trên tạp chí Nature Biotechnology, hiện tại chỉ còn 4 hãng dược phẩm lớn duy trì chương trình nghiên cứu kháng sinh là Merck (Đức), Roche (Thụy Sĩ), GlaxoSmithKline (Anh) và Pfizer (Mỹ). Kể từ đầu thế kỷ cho tới nay, có 12 loại thuốc kháng sinh mới được phê duyệt để tới tay bệnh nhân, nhưng đa phần là các kháng sinh không mạnh.
Sự rút lui của các công ty dược phẩm lớn đang đi ngược lại lời kêu gọi của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhằm tìm ra các loại thuốc mới giúp con người chiến thắng trong cuộc khủng hoảng kháng kháng sinh.
Ngay tại thời điểm này, mỗi ngày trên thế giới có trung bình gần 2.000 người chết vì siêu vi khuẩn kháng thuốc. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, con số có thể tăng gấp 15 lần vào năm 2050, theo một báo cáo ủy quyền bởi chính phủ Anh.

2.Tình trạng kháng kháng sinh và sự cạn kiệt thuốc

Ngay trong buổi lễ nhận giải Nobel vào năm 1945, cha đẻ của thuốc kháng sinh Alexander Fleming đã đưa ra lời cảnh báo về một tương lai không mấy tươi sáng: “Những người lạm dụng penicillin ngày hôm nay, họ phải chịu trách nhiệm cho cái chết của những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn kháng penicillin sau này”.
Dự đoán của Fleming nhanh chóng thành hiện thực. Năm 1943, penicillin được tung ra thì năm 1945, vi khuẩn kháng penicillin xuất hiện. Con người lại đi tìm những loại kháng sinh mới. Năm 1972, vancomycin được điều chế, kháng vancomycin xuất hiện năm 1988.

Lạm dụng kháng sinh có thể gây nên những hậu quả khôn lường

Imipenem ra đời năm 1985 thì đến năm 1998, kháng imipenem xuất hiện. Một trong những loại kháng sinh mới nhất của nhân loại, daptomycin ra đời năm 2003 thì chỉ 1 năm sau xuất hiện vi khuẩn kháng nó.
Điều này được ví như trò chơi nhảy cừu. Thuốc ra đời, vi khuẩn kháng nó và rồi chúng ta lại đi tìm loại thuốc mới. Nhưng có vẻ như loài người đang hụt hơi khi mà một chủng vi khuẩn mới sinh ra cứ mỗi 20 phút, các công ty dược phẩm thì cần đến cả thập kỷ để nghiên cứu một loại kháng sinh.

Hiện nay, chúng ta có khoảng hơn 100 loại kháng sinh, nhưng ngày càng xuất hiện nhiều vi khuẩn kháng được tất cả các kháng sinh hiện có.

(Trích nguồn Báo Sức khỏe và đời sống)

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam
Năm ngoái, Tổ chức y tế thế giới đã công bố một danh sách 12 siêu vi khuẩn kháng kháng sinh, với mong muốn thúc đẩy các nhà khoa học, chính phủ và các công ty dược phẩm trên toàn cầu cùng hành động. Làm sao khiến tất cả họ chung tay phát triển thêm các loại thuốc kháng sinh mới.

Ước tính, để giải quyết được vấn đề kháng kháng sinh, mỗi một thập kỷ chúng ta cần có thêm 15 loại kháng sinh mới. Trong đó, ít nhất 4 loại có thể sử dụng để điều trị những vi khuẩn nguy hiểm nhất.
Đường ống sản xuất kháng sinh của chúng ta đang cạn kiệt đến nỗi, một số nhà lập pháp phải kêu gọi cắt giảm các thử nghiệm tiêu chuẩn để đẩy nhanh tốc độ sản xuất kháng sinh.

3. Giải pháp thay thế kháng sinh trong điều trị viêm amidan, viêm họng

An Hầu Đan-giải pháp thay thế kháng sinh điều trị viêm amidan hiệu quả

Kháng sinh không phải giải pháp toàn diện cho viêm amidan, viêm họng. Nguyên nhân viêm amidan, viêm họng là do virus khởi phát, virus gây bệnh đường hô hấp xâm nhập vào cơ thể và làm suy yếu hàng rào miễn dịch cơ thể, khi đó các vi khuẩn mới có cơ hội trỗi dậy gây ra viêm amidan và viêm họng.
Sử dụng kháng sinh chỉ giúp đẩy lùi các triệu chứng thông thường không loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy giải quyết được viêm amidan và viêm họng cần phải xử lý được đồng thời cả virus và vi khuẩn. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, có một số thảo dược tự nhiên có chứa các thành phần hoạt tính mạnh, có tác dụng diệt trừ vi khuẩn và ngăn ngừa virus phát triển.
Riêng với các bệnh về hô hấp, phải nói đến Cúc Lục Lăng. Trong Cúc Lục Lăng có chứa Dicaffeoylquinic khả năng kháng virus, hỗn hợp các flavonoid chiết từ cây Cúc Lục Lăng có độ mạnh tương đương dexamethasone (kháng viêm).
Từ kết quả nghiên cứu đó với mong muốn tạo ra sản phẩm phần nào thay thế được kháng sinh trong trị viêm amidan và viêm họng. Bác sĩ Hoàng Sầm đã nghiên cứu thành công An Hầu Đan với các thảo dược: Cúc lục lăng, Sơn đậu căn, Thăng ma, Lược vàng

An Hầu Đan là giải pháp an toàn để giải quyết viêm amidan và viêm họng, không giống như các kháng sinh thông thường. Hoạt chất Cúc Lục Lăng trong An Hầu Đan sẽ ức chế virus khởi nguyên gây viêm amidan, viêm họng ngăn phát triển và khiến chúng tự diệt theo thời gian. Các thảo dược bổ trợ khác có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm ngay tại chỗ làm giảm nhanh triệu chứng như ho, ngứa rát cổ họng và diệt trừ vi khuẩn.