Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe của những người bị viêm họng. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên tránh xa vì chúng có thể khiến cho tình trạng viêm họng trở nên nghiêm trọng hơn và bệnh thường xuyên tái phát.
1.Những loại thực phẩm nên tránh xa khi bị viêm họng
- Các loại thực phẩm cay nóng
Để bệnh viêm họng mau khỏi, không gây ra các biến chứng nguy hiểm thì nên chữa trị kịp thời, nên tránh các thực phẩm có tính cay nóng. Thực phẩm cay nóng khi tiêu thụ vào cơ thể sẽ gây nóng trong người không có lợi cho sức khỏe và đặc biệt khi bị viêm họng. Họng là nơi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nếu như ăn đồ quá nóng sẽ dễ bị bỏng, rát và dẫn tới hình thành những vết xước gây đau đớn.
Mặt khác niêm mạc họng vốn đang bị tổn thương do viêm họng càng dễ bị sưng tấy và đau rát nhiều hơn. Do đó, khi đang bị viêm họng bạn nên tránh ăn các loại đồ ăn cay nóng, gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi,…vì nó chỉ khiến cho bệnh của bạn thêm trầm trọng mà thôi.
Ngoài ra, những người bị viêm amidan, viêm thanh quản, viêm họng mãn tính,… cũng nên hạn chế ở mức tối đa các loại thực phẩm này.
- Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, axit
Thông thường các loại trái cây như cam, chanh quýt… chứa rất nhiều vitamin C, các tác dụng tăng sức đề kháng, thanh lọc giải độc cho cơ thể…. Vitamin C đúng là rất tốt cho cơ thể nhưng chúng có tính axit lại không tốt cho người đang bị viêm họng. Axit sẽ khiến cho niêm mạc cổ họng bị tổn thương nhiều hơn, dễ gây viêm loét và lâu lành vết thương. Do vậy bạn cũng nên hạn chế ăn các loại trái cây và thực phẩm chứa nhiều axit.
- Thực phẩm chứa nhiều đường
Sử dụng các loại đồ ăn chứa nhiều đường sẽ khiến cho đờm trong cổ họng xuất hiện nhiều hơn. Tình trạng dịch đờm trong cổ họng kéo dài sẽ làm cho bệnh nhân vô cùng khó chịu. Các hoạt động giao tiếp, công việc, sinh hoạt hàng ngày vì thế đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, nó còn có thể gây ra hiện tượng mất tiếng hoặc khó thở cho bệnh nhân. Đồng thời khi đó bạn cũng sẽ phản xạ khạc đờm nhiều hơn khiến cho niêm mạc cổ họng bị tổn thương nặng hơn. Đờm bám trong cổ họng cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn và gây viêm họng nặng.
- Các thực phẩm chứa chất kích thích
Lưu ý tiếp theo cho các loại thực phẩm nên tránh sử dụng khi bị viêm họng chính là các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, đồ uống có gas, cafe,… vì chúng là tác nhân gây bệnh và khiến cho bệnh viêm họng tái phát gây ra các triệu chứng như đau rát họng, sưng viêm cổ họng.
Ngoài ra, các bạn cũng cần hạn chế ăn đồ ăn lạnh, uống nước đá lạnh, ăn kem. Các loại đồ ăn cứng, giòn cũng cần hạn chế để tránh làm cho cổ họng bị trầy xước và gây viêm nặng hơn
- Các loại thực phẩm có thể gây dị ứng cổ họng
Khi bị viêm họng, niêm mạc họng đang bị tổn thương sẽ rất dễ bị dị ứng và chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Các bác sĩ khuyên bạn khi đang điều trị viêm họng cần tránh ăn các loại thực phẩm như hải sản, lạc, vừng,… vì chúng dễ gây dị ứng và khiến cho cổ họng bị ngứa rát khó chịu.
Ngoài việc lưu ý hạn chế sử dụng các thực phẩm làm ảnh hưởng xấu đến bệnh, nên uống nhiều nước, ăn các loại đồ ăn mềm dễ nuốt và bổ sung thêm các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên
Tìm hiểu thêm: 7 cách chữa đau cổ họng không cần dùng thuốc, cách thứ 3 ở Việt Nam rất sẵn
Ngừa viêm mũi dị ứng vào mùa hè bằng thực phẩm
2. Cách phòng tránh viêm họng trong mùa hè
Thay vì tìm cách đối phó những triệu chứng do viêm họng mang lại, hãy chủ động phòng tránh viêm họng bằng cách:
– Vệ sinh họng và răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm giúp sát trùng đồng thời làm giảm tình trạng ngứa rát cổ họng do viêm họng gây ra
– Phòng ngủ cần thoáng mát nhưng không được có gió lùa. Nếu sử dụng điều hòa nhiệt độ thì nên giữ ở mức khoảng 28ºC.
– Khi mắc các bệnh về tai mũi họng liên quan như viêm amidan, viêm mũi, viêm tai giữa… cần phải nhanh chóng điều trị để tránh lây lan vi khuẩn.
– Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi làm việc tại những nơi môi trường không khí ô nhiễm
– Những đối tượng mẫn cảm như trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai cần phải thật sự cẩn trọng, không nên tiếp xúc quá nhiều với khói bụi, hóa chất, giữ ấm cổ.
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng để chống chọi lại với các tác nhân gây hại.