Trẻ bị viêm họng là tình trạng lớp niêm mạc lót trong họng bị viêm. Trẻ nhỏ khi mắc bệnh dễ gặp trở ngại khi ăn uống với các tình trạng như sợ ăn, ăn vào dễ nôn hoặc trớ. Nhìn chung, bị viêm họng sẽ có các triệu chứng rất rõ ràng như ngứa, đau vùng họng. Đồng thời, họng sẽ thường bị đỏ, khô và rát khiến cho việc nuốt nước bọt khó khăn, thậm chí nếu bệnh nặng, trẻ còn có thể bị sốt.

1. Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ

Do virut, vi khuẩn, nấm như:
– Virut cúm, sởi, Adenovirus…
– Nấm Candida.
– Các vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, phế cầu.

Do môi trường sống như:
– Các yếu tố liên quan đến thời tiết như thay đổi khí hậu.
– Khói thuốc, bụi bẩn, khói xe.
– Do thay đổi chế độ ăn dặm hoặc mới cai sữa.

Nhiều mẹ vẫn nghĩ đây là một bệnh không nguy hiểm nên lúc con chuyển nặng thường bối rối, không biết khi nào nên đưa trẻ đi bệnh viện. Các mẹ không nên xem nhẹ bệnh viêm họng vì nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả như viêm amidan hay tổn thương phổi. Vì vậy, khi thấy bé xuất hiện những dấu hiệu như sốt cao, phát ban, mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2. Phân biệt viêm họng thường và viêm họng hạt

Có rất nhiều mẹ không phân biệt được viêm họng bình thường và viêm họng hạt nên gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị bệnh cho con. Hãy theo rõi những đặc điểm riêng biệt của 2 loại bệnh được liệt kê dưới đây để tham khảo và bổ sung thêm kiến thức giúp chăm con khi bị viêm họng.

* Những biểu hiện của viêm họng thường

– Vòm họng cảm thấy khô nóng, đau và khi nuốt thấy vướng.

– Trẻ bị mệt mỏi, đau đầu, nghẹt mũi, sốt.

– Bé sẽ bị nuốt đau, nói khó và lúc đầu ho khạc không đờm.

* Những biểu hiện của viêm họng hạt

Loại viêm họng này thường không có biểu hiện cụ thể và rất dễ nhầm lẫn với viêm họng thường nên mẹ cần lưu ý như sau:

– Khi quan sát bằng mắt thường, mẹ sẽ thấy ở sau thành họng có những hạt màu trắng lớn nhỏ khác nhau và thành bên họng hơi đỏ.

– Cổ họng có cảm giác đau, khó chịu và khô rát.

– Trẻ thường thấy ngứa họng, nuốt thấy vướng như có vật cản hoặc sợi tóc. Khi khạc nhổ thì cảm giác này giảm đi.

– Trẻ không bị nóng, sốt.

– Khi khạc nhổ và ho sẽ thường có đờm quánh dính hoặc trắng nhày. Điều này thường gặp vào sáng sớm.


3. Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng hiệu quả

Nếu trẻ không may bị viêm họng, mẹ nên lưu tâm đến sinh hoạt chung của bé như sau:

– Khuyến khích bé uống nhiều nước và rửa tay sạch sẽ trước, sau khi ăn hay đi vệ sinh.

-. Duy trì vệ sinh họng, răng, miệng bằng cách súc họng với nước muối loãng và đánh răng mỗi ngày.

– Tránh cho con uống nước quá lạnh hay quá nóng.

– Cho trẻ đeo khẩu trang mỗi khi ra đường nhằm tránh khói bụi, đồng thời hạn chế đưa con tới những nơi đông đúc, ô nhiễm.

– Nếu trẻ mắc các bệnh về răng, miệng, mũi, xoang… nên được mẹ đưa đi điều trị dứt điểm để tránh các mầm bệnh lây lan gây viêm họng.

– Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ.

– Súc miệng bằng nước muối.

– Giữ phòng ngủ của con thoáng mát nhưng không nên để gió lùa. Trong trường hợp sử dụng điều hòa nhiệt độ, mẹ nên để ở nhiệt độ mát mẻ và dễ chịu. Giữ phòng ngủ có đủ độ ẩm cần thiết.

– Dặn trẻ nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt.

– Cho bé tắm nước nóng.

– Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Mẹ nên lưu ý đưa con đi khám và tuân theo sự chỉ định của bác sĩ khi thấy bé có các dấu hiệu của bệnh viêm họng. Đồng thời, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh cho bé uống vì nó có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc và khiến cho công tác điều trị về sau trở nên khó khăn hơn.


4. Chế độ dinh dưỡng cho bé bị viêm họng

Bên cạnh đảm bảo việc sinh hoạt hợp lý, mẹ cũng nên lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng để giúp con sớm cải thiện bệnh và ăn ngon miệng hơn.

*Những món ăn tốt cho trẻ bị viêm họng mà mẹ nên thêm vào thực đơn của bé:

-. Thực phẩm giàu Vitamin C: Vitamin C không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể mà còn đóng vai trò như một trợ thủ đắc lực hỗ trợ chữa trị bệnh viêm họng. Mẹ hãy sử dụng các loại rau, củ, quả giàu vitamin C vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp con giảm thiểu nhanh chóng những triệu chứng của bệnh. Một số loại quả đặc biệt giàu Vitamin C là cam, bưởi, chanh, ổi, xoài, táo, măng cụt và dứa.

– Mật ong: Mật ong dịu ngọt có tính kháng khuẩn vô cùng hữu hiệu. Mỗi ngày, mẹ có thể cho bé thưởng thức thứ đồ uống thanh mát này bằng cách pha một chút mật ong kèm vài lát chanh tươi, ít gừng để xua tan đi những cơn đau rát cổ họng khó chịu.

– Những món súp nóng: Những lúc đau khé cổ, bé sẽ rất nghiền những món ăn lỏng như súp đi kèm với các nguyên liệu nhiều màu sắc là nấm, rau, hành… Thực ra, món ăn này không những dễ nuốt mà còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Và khi ăn kèm với những loại gia vị như rau thơm, gừng hay hành, nó còn gia tăng nhiều công hiệu chữa viêm họng và làm món súp thêm hấp dẫn.

– Những món canh mát, trơn: Hiểu nỗi khổ sở của các con mỗi khi phải chịu đựng cơn đau rát tận sâu trong cổ họng, mẹ nên lựa chọn những món canh rau thanh mát, dễ ăn và dễ nuốt như rau đay, lang, bầu bí, mùng tơi, mướp… Mẹ yên tâm vì những món ăn trơn này sẽ không làm tổn thương, giúp họng con được xoa dịu và cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

-Nước uống: Ở một đất nước có khí hậu nóng ẩm như nước ta thì việc uống nước đều đặn mỗi ngày là vô cùng cần thiết. Những lúc trẻ bị viêm họng, nước còn phát huy công dụng giúp giảm đau, làm trơn tru cổ họng cũng như tạo ra lớp màng nhày bảo vệ họng và phổi của bé hữu hiệu.

* Những thực phẩm nên kiêng – hạn chế khi trẻ bị viêm họng

– Món cay, nóng và nhiều dầu mỡ: Không nên cho trẻ bị viêm họng ăn những món cay, nóng, nhiều dầu mỡ.

Nếu bình thường trẻ nghiền các món chiên, nướng hấp dẫn thì tới khi bị viêm họng chúng sẽ trở thành một mối đe dọa cần tránh xa. Những món ăn khoái khẩu này sẽ gây kích ứng cổ họng của các bé đang mắc bệnh khiến cho hiện tượng sưng đau gia tăng nhiều hơn. Không những vậy, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ sinh ra đờm khiến cho các con ngày càng khó chịu.

– Đồ ăn đặc: Lúc trẻ bị viêm họng mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn thức ăn đặc vì chúng có thể khiến cổ họng của con ngày càng khó chịu và viêm nhiễm nặng hơn khi thức ăn bị kẹt lại trong vòm họng.

– Đồ ngọt: Những thức ăn này sẽ làm giảm sức đề kháng cơ thể khiến bệnh của con lâu khỏi và thậm chí còn trầm trọng hơn. Do đó, hãy loại bỏ bánh kẹo, nước ngọt và các thực phẩm nhiều đường ra khỏi thực đơn của trẻ vào lúc này.


5. Những phương thức phòng tránh bệnh viêm họng ở trẻ

– Tránh cho trẻ ăn đồ lạnh vì trời mùa đông vốn đã lạnh rồi.

– Che chắn và đeo khẩu trang cho con cẩn thận trước khi ra ngoài vào những hôm gió buốt lạnh.

– Khuyến khích con uống nhiều nước mỗi và rèn luyện thể chất đều đặn.

– Tránh cho con đến chỗ đông người nguy cơ nhiễm bệnh cao.

– Luyện thói quen đánh răng sau ăn.

– Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.