Căn cứ vào màu sắc của cột đèn giao thông (đỏ-vàng-xanh) các bác sĩ đã đưa ra hướng dẫn về các mức độ viêm họng và những cảnh báo cần thiết để bạn biết khi nào cần tới bệnh viện.

Viêm họng – căn bệnh đã trở nên khá quen thuộc với nhiều người. Thường vào lúc trái gió trở trời hay sức khỏe đi xuống một chút, căn bệnh này sẽ ập đến ngay.

Bệnh viêm họng có các mức độ khác nhau đáng để chúng ta lo ngại. Hãy chú ý khi gia đình bạn có ai đó bị mắc chứng viêm họng: Một số trường hợp cần sử dụng kháng sinh, còn một số thì không. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp người bị viêm họng không cần phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Bởi việc này sẽ làm cho tình trạng bệnh sẽ đáng lo ngại hơn khi bị nhờn thuốc.

Tuy nhiên có nhiều người lại lo sợ, đến gặp bác sĩ ngay khi mới thấy chớm các triệu chứng viêm họng. Làm tiêu tốn một khoản phí rất lớn mà cũng không cần thiết. Đôi khi bạn chỉ cần nhìn vào các dấu hiệu là đã có thể chuẩn đoán được tình trạng bệnh của bản thân hay người thân. Các dấu hiệu để nhận biết dưới đây sẽ giúp bạn biết khi nào thì mình cần đến bệnh viện.

Các bác sĩ đã tổng hợp hướng dẫn các cách nhận biết triệu chứng của bệnh viêm họng và mức độ nghiêm trọng của chúng thông qua mô hình rất đơn giản: 3 màu đèn của giao thông.

1. Màu xanh: Đau họng ở thể nhẹ

Triệu chứng: Họng khô, đau nhưng không có thêm triệu chứng nào khác và bạn cũng không gặp khó khăn khi nuốt.

Câu hỏi: Bạn có chắc có là bệnh viêm nhiễm không? Hãy xác định những yếu tố nguy cơ khác như thói quen ngáy, dị ứng hay tình trạng mất nước trước khi tìm cách chữa trị.

Giải pháp: Uống nhiều nước và đảm bảo bạn ăn uống lành mạnh, phần lớn mọi khó chịu do đau họng gây ra sẽ biến mất sau khoảng 2 ngày.

Bạn cũng có thể xông mũi bằng hơi nước nóng và nếu bạn nghi họng bị viêm nhiễm thực sự, hãy súc miệng bằng nước muối ấm (6 thìa cà phê muối trộn với khoảng 500ml nước ấm, nếu bạn đảm bảo nước đủ độ mặn, nó sẽ giúp diệt trừ một số tế bào vi khuẩn trong họng bằng cách thấm vào họng. Tuy nhiên, đừng nuốt nước muối).


2. Màu vàng: Mức độ viêm họng cần cẩn trọng

Triệu chứng: Họng khô, ngứa, tiếp đến xuất hiện triệu chứng cảm, cúm kết hợp cảm giác khó chịu khi nuốt.

Câu hỏi: Bạn có những triệu chứng trên bao lâu rồi và chúng nặng tới mức nào?

Giải pháp: Đa phần bệnh nhiễm trùng do virus gây ra nên kháng sinh không có tác dụng, mặc dù có thể có tới 50 hoặc hơn 50 loại vi khuẩn khác nhau sống trong họng. Đôi khi, chúng dẫn tới các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và bệnh viêm họng. Việc tự chăm sóc bản thân nên tập trung vào mục đích giữ cơ thể đủ nước và làm dịu các triệu chứng.

Bạn cũng có thể dùng thuốc xịt họng (chứa thành phần benzocaine) ngay khi cần. Và nếu bạn phải dùng paracetamol trị đau đầu và các triệu chứng cảm khác, không bao giờ được dùng nhiều hơn 1g trong 4 lần dùng thuốc/ngày. Cũng nên cẩn trọng về sự kết hợp các loại thuốc mua tại nhà thuốc vì chúng có thể chứa thành phần paracetamol – vốn tiềm ẩn nguy cơ quá liều.


3. Đèn đỏ: Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm họng

Triệu chứng: Viêm họng đi kèm sốt cao và khó khăn khi nuốt hoặc thở.

Câu hỏi: Bạn có thể nhìn thấy amidan của bạn (là các hạch bạch huyết nằm ở 2 bên phía sau họng) không? Các triệu chứng đã kéo dài bao lâu rồi?

Giải pháp: Nếu bạn có những triệu chứng nặng hay triệu chứng trên kéo dài hơn 4-5 ngày, hãy xin tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ. Nếu một bên amidan bị viêm, bạn có thể bị áp xe. Nếu cả hai bị viêm và có các nốt mủ trắng hoặc vàng, có thể đó là một bệnh nhiễm trùng vi khuẩn thứ cấp. Khó khăn khi nuốt hoặc thở hay bất cứ dấu hiệu nào của mủ xuất hiện trên amidan cũng nên được kiểm tra.

Thân nhiệt tăng, các tuyến sưng, đau bụng, mệt mỏi cực độ và tình trạng viêm họng gây đau đớn hơn nhiều so với bất cứ thứ gì bạn từng trải qua trước đây, đó có thể là bệnh sốt tuyến (viêm tuyến bạch cầu).