Viêm vòm họng là bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, cả trẻ em và người lớn. Khiến cho người bệnh đau rát họng, ăn uống và giao tiếp đều khó khăn. Tìm hiểu những điều cần biết về căn bệnh này sẽ giúp bạn biết cách phòng tránh, hoặc phát hiện và điều trị kịp thời nếu chẳng may mắc phải.
1. Nguyên nhân gây viêm vòm họng
Bệnh viêm vòm họng do 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra:
- Yếu tố bên ngoài cơ thể:
Vi khuẩn (liên cầu khuẩn, tụ cầu hay song cầu khuẩn) và virus (Coxsackie, Adeno, Parainfluenza) xâm nhập vào mạch máu hoặc đường hô hấp và gây viêm nhiễm vòm họng.
Các yếu tố bên ngoài như: môi trường sống và làm việc ô nhiễm, nhiều khói bụi; thời tiết thay đổi thất thường, khô hanh, lạnh ẩm… gây ảnh hưởng đến vòm họng.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học: ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều bia rượu… khiến vòm họng bị tổn thương.
Những người làm công việc đòi hỏi phải sử dụng giọng nói liên tục, nói nhiều và thường xuyên như giáo viên, ca sĩ, diễn giả… khiến cổ họng dễ bị kích thích và xung huyết mãn tính, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm vòm họng.
- Yếu tố bên trong cơ thể:
Cơ thể mắc phải một số bệnh lý viêm nhiễm ở các vùng lân cận như miệng, răng, lợi, khoang mũi, các xoang cạnh mũi, thanh quản, khí quản, phế quản… lây lan sang vòm họng và gây bệnh.
Cơ địa dị ứng hoặc mắc các bệnh như: thiếu máu, bệnh tim, sốt thấp khớp, tiểu đường, lao phổi, xơ gan, viêm thận mãn tính, tiêu hóa kém, táo bón, kiết lị… khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, quá trình lưu thông máu vùng họng bị cản trở và gây viêm vòm họng.
2. Dấu hiệu nhận biết
Dấu hiệu của viêm vòm họng thường xuyên bị nhầm sang các bệnh lý vùng họng khác như viêm họng. Nên khi có những dấu hiệu đầu tiên người bệnh thường chủ quan để đến khi bệnh nặng mới đi khám. Lúc đó bệnh sẽ khó chữa trị. Vậy bạn cần để ý đến những dấu hiệu gì của viêm vòm họng:
Khó nuốt: Bạn có cảm giác khó nuốt khi ăn, đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của viêm vòm họng. Trường hợp bệnh nặng có thể có 1 khối u nhỏ ở cổ họng, khi khối u này phát triển sẽ ngăn chặn thức ăn đi qua cổ họng, gây ra cảm giác khó nuốt, nuốt thấy vướng ở cổ họng.
Bề mặt thanh quản khô ráp: Hãy cảnh giác nếu bạn cảm thấy cổ họng của mình khô ráp (cảm giác này rất dễ bị bỏ qua). Đây là triệu chứng có cả ở những trường hợp bị ung thư vòm họng.
Thay đổi giọng nói: Bệnh này có liên quan tới các dây âm thanh, trong trường hợp bị viêm vòm họng nặng thì giọng nói của bạn có thể thay đổi.
Khi bạn thấy giọng nói thay đổi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Nếu bị ho dai dẳng thường xuyên mà sau khi ho bạn bị khàn giọng thì bạn cũng nên chú ý đến hiện tượng này. Bởi đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư vòm họng. Và nếu như bạn không chú ý mà bỏ qua dấu hiệu này thì nguy cơ phát triển thành ung thư là rất cao.
Chảy máu cam: Là một trong những dấu hiệu của viêm vòm họng. Người bệnh thườn bị chảy máu 1 bên mũi , tuy nhiên một số người thường có thói quen là nuốt nước mũi và nhổ qua miệng nên rất khó để chuẩn đoán.
Nổi hạch ở cổ: Khi vòm họng bị viêm các hạch ở cổ thường nổi lên khắp vùng cổ và không có cảm giác đau đớn. Nên triệu chứng này người bệnh rất khó phát hiện nếu không chú ý.
Bên cạnh đó người bệnh cũng cần chú ý đến những triệu chứng:
Cảm giác buồn nôn hoặc nôn, chán ăn.
-Đau đầu, chóng mặt, sợ lạnh, người mệt mỏi.
Đều có thể là dấu hiệu của bệnh viêm vòm họng. Bệnh nếu kéo dài sẽ chuyển biến thành mạn tính và kéo theo các bệnh lý khác như viêm phế quản, viêm mũi cấp, xiêm xoang, viêm tai giữa, viêm khí quản, viêm thanh quản, viêm phổi… và nguy cơ ung thư vòm họng.
3. Tác hại khi bị viêm vòm họng
Nhiễm khuẩn, gây bệnh toàn thân: Vi khuẩn và độc tố gây viêm vòm họng xâm nhập vào cơ thể sẽ khiếc các bộ phận khác gặp biến chứng như: viêm thận cấp, nhiễm trùng máu, bệnh phong thấp…
Bệnh biến ở các cơ quan khác: Vòm họng bị tổn thương sẽ dẫn đến các bộ phận lân cận khác gặp nguy hiểm như: thanh quản, amidan, tai, mũi…
Các bệnh về tim mạch: Viêm vòm họng xâm nhập xuống dưới có thể khiến phát sinh các bệnh đường hô hấp như: viêm thanh quản cấp, viêm phế quản, các bệnh tim mạch…
Ảnh hưởng đến cuộc sống: Các triệu chứng khó chịu của bệnh sẽ khiến cho bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến công việc và nhiều yếu tố khác.
4. Biện pháp phòng ngừa viêm vòm họng
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và khoa học. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất, uống nhiều nước. Không ăn thức ăn khi còn quá nóng, các món ăn quá cay, hạn chế ăn thức ăn chiên xào nướng, nhiều dầu mỡ. Hạn chế tối đa việc sử dụng các thức uống chứa nhiều chất kích thích như bia, rượu…
Tìm hiểu thêm: Tránh xa những thực phẩm này nếu bạn không muốn bệnh viêm họng hạt trầm trọng thêm
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật.
Rửa tay và làm khô tay sạch sẽ trước và sau khi ăn để hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn, virus gây bệnh.
Khi hắt xì hơi hoặc ho nên che miệng bằng giấy hoặc tay.
Không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh để tránh lây nhiễm: Tránh tiếp xúc gần với người bệnh, không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người bệnh như khăn mặt, bàn chải đánh răng, muỗng đũa, chén, đĩa… Không dùng chung thực phẩm, chất lỏng hoặc ăn uống chung với người bị nhiễm bệnh để ngăn ngừa nguy cơ bị lây bệnh.
Cần điều trị triệt để các bệnh về tai mũi họng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và viêm nhiễm lây lan sang vòm họng. Đồng thời, bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe tai mũi họng định kỳ để phát hiện bệnh sớm.
Nếu mắc bệnh, nên điều trị bệnh dứt điểm bệnh, không nên đi ra ngoài trong thời gian mắc bệnh để tránh lây cho người khác.
Trên đây là những nguyên nhân, dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm vòm họng cùng những lời khuyên hữu ích về các biện pháp phòng tránh từ các chuyên gia. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về bệnh lý này từ đó có cách phòng bệnh hiệu quả cho chính mình và những người xung quanh.
Tìm hiểu thêm: Viêm họng: Nguyên nhân, dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh