Tuy chỉ là một tiểu phẫu nhưng cắt amidan lại có những nguy cơ nhất định và đôi khi dẫn đến những biến chứng khó lường.
Amiđan là hai cục lympho ở họng gọi là “cửa ngõ” của đường thở), có tác dụng ngăn chặn những vi khuẩn vi trùng đầu tiên xâm nhập vào cơ thể. Nếu không còn amidan thì vệ sĩ đầu tiên chịu trách nhiệm bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật đã bị loại bỏ, trong khi không một bộ phận nào trên cơ thể là thừa. Có nên cắt amidan cho trẻ
1. Amidan có thể viêm nặng hơn sau khi cắt
Việc cắt amidan không phù hợp với tất cả trẻ em nhất là những trẻ bị lặp đi lặp lại tình trạng nhiễm trùng như viêm họng. Theo nghiên cứu, có khoảng 10% khả năng amidan sẽ phát triển trở lại trong vòng 2-3 năm sau khi phẫu thuật, thậm chí sau khi phẫu thuật, amidan có thể phát triển trở lại. Nhiều trẻ còn bị viêm nặng hơn sau khi cắt bỏ amidan. Vì vậy, khi quyết định cắt amidan cho trẻ, bạn cần sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn phương pháp và biện pháp phù hợp để tránh trường hợp amidan tái phát.
Phẫu thuật cắt amidan chống chỉ định tuyệt đối với trường hợp bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như bệnh ưa chảy máu, rối loạn đông máu, cao huyết áp, suy tim…
Và tiểu phẫu cắt amidan cũng không được áp dụng trong các trường hợp đang có viêm nhiễm cấp tính tại amidan, vùng xung quanh amidan như mũi, xoang và toàn thân như cúm, sởi, sốt xuất huyết… Khi đang có bệnh mạn tính chưa ổn định như tiểu đường, viêm gan, lao, bệnh giang mai, AIDS… Phụ nữ đang thời kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai hoặc đang nuôi con bú. Các cháu bé dưới 5 tuổi hoặc người lớn trên 30 tuổi.
2. Khi nào cần cắt amidan
Không phải cứ mắc bệnh tại amidan là đều phải đi cắt. Các bác sĩ sẽ chỉ định cắt amidan khi người bệnh có những biểu hiện sau:
– Khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả: Khi bị viêm amidan, bạn cần được khám bởi các bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được đánh giá mức độ của viêm amidan và từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định kê đơn điều trị nội khoa (dùng thuốc). Nhưng nếu đã được điều trị tích cực, đúng phác đồ, dùng thuốc kháng sinh đúng liều lượng, đủ ngày mà amidan vẫn không hết viêm thì bác sĩ sẽ có chỉ định cắt amidan. Không được chủ quan vì cắt amidan tuy là một thủ thuật tuy không phức tạp nhưng phải thực hiện đúng chỉ định.
– Khi amidan bị phì đại (to ra) gây tắc nghẽn đường thở và có thể gây nên hiện tượng ngừng thở ở trẻ khi ngủ, gây tím tái (do thiếu dưỡng khí), và khiến trẻ hay quấy khóc.
– Ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe: Viêm amidan mạn tính tái đi tái lại nhiều lần. Trong năm nếu có tới 6 -7 lần viêm cấp tính sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Hoặc amidan phì đại, có nhiều hốc mủ, xét nghiệm mủ có vi khuẩn liên cầu nhóm A kèm theo chỉ số phản ứng ASLO (antistreptolysin O) tăng cao trong máu có nguy cơ gây thấp khớp, biến chứng tim, hoặc viêm cầu thận cấp hoặc gây ra thấp tim tiến triển.
– Một trường hợp nữa cũng sẽ được xem xét việc cắt amidan đó là khi đã có một số biến chứng khác do viêm amidan gây ra như: viêm phế quản nhiều lần, hen phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang hoặc trường hợp amidan quá phát không viêm nhưng gây cản trở đường thở cũng như cản trở ăn uống.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyên không nên cắt amidan khi trẻ dưới 5 tuổi (vì một mặt sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của trẻ, mặt khác vì amidan chưa phát triển hết, nếu cắt nó sẽ phát triển lại). Với người trên 45 tuổi cần thận trọng khi cắt amidan vì ở tuổi này còn nhiều bệnh kèm theo mà các bệnh đó lại chống chỉ định trong cắt amidan như: bệnh tăng huyết áp, bệnh về tim mạch (xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành). Ở độ tuổi này amidan thường bị xơ hoá nếu cắt có thể gây chảy máu nhiều và kéo dài, rất nguy hiểm cho tính mạng…
3. Chăm sóc sau khi cắt amidan
– Trong 10 ngày sau cắt amidan, người bệnh nên dùng thức ăn mềm, lỏng, nguội, lạnh. Không dùng thức ăn chua, cay, cứng, nóng và thức uống có màu nâu, đỏ như: xá xị, coca…
– Sau phẫu thuật cần được chăm sóc, nghỉ ngơi tại chỗ, nếu được ở chỗ thoáng mát, đủ ánh sáng thì càng tốt. Sau 2 ngày, người bệnh có thể đi lại, nói chuyện và lao động nhẹ. Nhưng vẫn không nên di chuyển đường xa, không hò hét, chạy nhảy hay hoạt động gắng sức.
– Nhiều người cho rằng cần kiêng nói sau khi cắt amidan. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, người bệnh vẫn có thể nói chuyện bình thường sau cuộc phẫu thuật. Thậm chí, họ nên nói ngay sau đó 1 ngày để tránh sẹo co kéo các cơ vùng họng có thể gây ảnh hưởng đến giọng nói về sau. Chỉ có điều, không nên nói quá nhiều, quá lớn, bởi như thế có thể gây bung chỉ vết mổ dẫn đến chảy máu.
– Vệ sinh răng miệng cẩn thận sau mỗi bữa ăn. Không cố khạc khi vướng họng để tránh bong giả mạc – lớp màng màu trắng phủ hố amidan, có tác dụng bảo vệ và giúp cầm máu hố mổ, tự bong từ ngày 7 đến ngày 10, có thể gây chảy máu nhưng không đáng lo ngại và bệnh nhân hoàn toàn không cần quá bận tâm về điều đó.
– Uống thuốc theo toa bác sĩ kê và tái khám đúng hẹn. Trong 1-2 tuần đầu sau mổ cắt amidan, bệnh nhân rất dễ nhiễm trùng đường hô hấp do lây từ người khác, tốt hơn hãy tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với những người này vì cơ thể người mới cắt amidan vẫn chưa được khỏe như người bình thường.
Để chữa trị viêm amidan hiệu quả thì ngoài biện pháp phẫu thuật ra còn có nhiều các phương pháp khác như đốt, sử dụng kháng sinh… bên cạnh đó sử dụng các bài thuốc đông y để chữa viêm amidan cũng là ý kiến rất tuyệt vời. Do vậy hãy coi phẫu thuật cắt amidan là biện pháp cuối cùng bạn phải áp dụng để loại bỏ chứng bệnh khó chịu này!